Mang thai là điều vui mừng cho các cặp vợ chồng nhưng cũng có nhiều lo lắng đi kèm, đặc biệt là với những thai phụ đã có vết mổ đẻ cũ. Các thai phụ có vết mổ đẻ cũ cần phải có nhiều lưu ý hơn trong suốt quá trình mang thai như kiểm tra thai sớm để xác định vị trí thai làm tổ; theo dõi thai sát trong suốt thai kỳ; phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vết mổ; nhất là với những trường hợp mang thai lại sớm sau sinh một lần trước, để tránh những biến chứng có thể xảy ra (như: Rau cài răng lược, Nứt sẹo mổ cũ, Vỡ tử cung, Chửa vết mổ… và một số nguy cơ cho con) là điều cần hết sức lưu tâm.
Thời điểm mang thai trở lại?
Thông thường, sau mổ lấy thai lần đầu từ 24 tháng trở đi, thai phụ mới được khuyên có thai trở lại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có thai trở lại trước 24 tháng, cần lưu ý những nguy cơ có thể xảy ra như: Vết mổ chưa lành hẳn, dễ bị nứt, vỡ; Nguy cơ rau cài răng lược, chửa vết mổ cao hơn; Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
Những điều cần lưu ý khi mang thai có vết mổ đẻ cũ?
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn tại cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ khoa uy tín, đặc biệt là nơi có điều kiện phẫu thuật để phát hiện và xử trí kịp thời những bất thường xảy ra, nếu có.
Giữ kỹ giấy xuất viện của lần mổ trước
Mẹ bầu cần giữ kỹ giấy xuất viện của lần mổ trước, luôn mang theo khi đi khám thai, biết được lý do mổ là gì, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao lâu, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…
Tiêm nhắc lại vắc xin ngừa uốn ván
Mẹ bầu cần tiêm nhắc lại một mũi vắc xin ngừa uốn ván vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 nếu lần mang thai trước đã tiêm đủ hai mũi.
Chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ
Mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu đau vết mổ như đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ, cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, cận lâm sàng tiền phẫu
Mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, cận lâm sàng tiền phẫu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh nở.
Tiếp tục cho con bú
Nếu sinh mổ trước 24 tháng, mẹ bầu nên cho con bú tiếp tục để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, bổ sung vi chất để vừa nuôi thai vừa nuôi em bé.
Sinh mổ hay sinh thường khi có vết mổ đẻ cũ?
Sinh thường
Nếu sinh mổ trước 24 tháng, mẹ bầu nên cho con bú tiếp tục để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, bổ sung vi chất để vừa nuôi thai vừa nuôi em bé.
Sinh mổ
Những trường hợp có vết mổ vì thai to, khung chậu hẹp, dị dạng tử cung, ngôi thai ngược hay vết mổ dưới 24 tháng sẽ được chỉ định mổ lấy thai chủ động khi thai đã đủ tháng hoặc bắt đầu chuyển dạ. Nên đi khám thai đầy đủ theo hẹn và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cuộc sinh nở được an toàn.